Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Ngày 26/12/1961, Hội đồng Chính phủ (nay là Chính phủ) đã ra Quyết định số 216/CP về việc sinh đẻ có hướng dẫn; đây là văn bản pháp quy đầu tiên về chính sách dân số ở Việt Nam. Văn bản này có ý nghĩa to lớn, mang đậm tính nhân văn và là cơ sở định hướng cho các chính sách DS-KHHGĐ, đồng thời cũng là sự khẳng định với Quốc tế rằng Việt Nam hết sức quan tâm đến công tác dân số và đã sớm nhận thức, triển khai thực hiện công tác này.

63 năm qua dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền; sự phối hợp đồng bộ, hiệu quả giữa các ban, ngành, đoàn thể; sự hưởng ứng tích cực của mọi tầng lớp nhân dân; cùng sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số ở các cấp, công tác dân số đã được thực hiện quyết liệt, đồng bộ từ trung ương đến cơ sở với nhiều biện pháp, giải pháp hiệu quả, góp phần quan trọng trong việc thực hiện thành công Chiến lược Dân số Việt Nam qua các thời kỳ và đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân.

 

Năm 2024, công tác dân số bước sang năm thứ 5 thực hiện Chiến lược dân số Việt Nam đến năm 2030 và đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức; nhiều vấn đề dân số thực tiễn phát sinh đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống, xã hội và sự phát triển bền vững của Việt Nam trong hiện tại và tương lai. Bước sang năm 2025 và những năm sắp tới, công tác dân số sẽ tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức hơn nữa, nhiều chỉ tiêu có nguy cơ khó đạt. Trước khó khăn, thách thức, những người làm công tác dân số vẫn luôn kiên trì, đoàn kết, đồng cam cộng khổ, tận tâm vì cộng đồng, vì sự nghiệp dân số và đang góp phần nhỏ bé của mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.

Hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về Dân số và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam năm 2024 với chủ đề “Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc” đặt ra Nhiệm vụ của công tác dân số thời gian tới là tiếp tục nâng cao chất lượng dân số thông qua: Duy trì mức sinh thay thế; Tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; Tầm soát, sàng lọc trước sinh và sơ sinh nhằm phát hiện, can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi, trẻ sơ sinh, để trẻ em được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh; Thúc đẩy bình đẳng giới, khống chế và đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; Nâng cao nhận thức cho người cao tuổi tích cực tham gia khám sức khỏe định kỳ để phát hiện, quản lý, điều trị bệnh kịp thời, giúp tăng số năm sống khỏe mạnh, chất lượng sống; Thích ứng với giai đoạn già hóa dân số…

Phượng Phan
Author: Phượng Phan